Tổng hợp 7 cách trị mụn tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có

Đăng bởi Thanh Lam

12/10/2020 15:06

Mụn luôn gây đau đớn và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi mà không hề có cảnh báo trước. Thay vì đến bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể triệt tiêu mụn bằng những phương pháp tự chế tại nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 8 cách trị mụn tại nhà với các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

Trong chuyện làm đẹp của chị em phụ nữ, mụn luôn là nỗi ám ảnh khá lớn ảnh hưởng đến làn da mặt, khiến bản thân mất tự tin khi tiếp xúc bên ngoài. Và tình trạng này ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì cả nam và nữ.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để trị mụn như sữa rửa mặt, kem trị mụn, hoặc trị mụn bằng các phương pháp công nghệ hiện đại, trị mụn bằng các mặt nạ hóa học. Và còn một phương pháp khác cũng được đông đảo hội chị em phụ nữ biết đến đó là cách trị mụn bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, vừa an toàn, vừa hiệu lại tiết kiệm khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ từng công dụng của nguyên liệu ấy để áp dụng cho đúng cách, đúng tình trạng da mặt mụn đang mắc phải.

1. Dùng tỏi trị mụn hiệu quả bất ngờ

Tỏi có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất chống oxy hóa cao, giúp tác nhân tố gây nên tình trạng mụn và cải thiện tình trạng lão hóa da

Tỏi là loại nguyên liệu không chỉ được biết đến là loại gia vị trong một số món ăn mà còn được biết đến là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả được khá nhiều người biết đến. Và, trong dân gian, dùng tỏi để trị mụn cũng chính là một cách làm đẹp cho các chị em phụ nữ.

Trong tỏi có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ các gốc gây lên tình trạng lão hóa da và tác nhân tố gây nên tình trạng mụn. Bên cạnh đó, tỏi có tính kháng khuẩn rất cao cùng với làm lượng lưu huỳnh dồi dào, nên loại nguyên liệu này rất thích hợp cho làn da bị mụn mủ và mụn bọc.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi tươi, đem lột bỏ sạch vỏ rồi đem đi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất
  • Đem nghiền nát toàn bộ tỏi rồi trộn với một ít nước ấm
  • Chắt lọc lấy phần nước cốt, không lấy phần cặn
  • Cho một lượng vừa đủ thoa lên vùng da bị tổn thương bởi mụn, massage nhẹ nhàng để dung dịch thấm sâu vào trong lớp biểu bì
  • Để yên chừng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đem lại hiểu quả điều trị tốt nhất

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp việc dùng tỏi (tỏi được bổ thành đôi) để chà xát ngay tại vị trí bị mụn làm tổn thương da. Hoặc dùng 1 – 2 tép tỏi sống mỗi ngày để ăn lúc bụng đói, giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể, đồng thời, giúp đào thải hiệu quả các tác nhân gây mụn.

2. Trị mụn hiệu quả bằng chanh

Tính axit trong quả Chanh rất cao, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, cải thiện hiệu quả các tình trạng da mụn

Chanh được biết đến là loại nguyên liệu giàu vitamin C, do đó có tính axit khá cao. Vì tính axit trong loại quả này cao giúp kháng khuẩn, sát trùng, giúp tẩy tế bào da chết hiệu quả, thích hợp cho các đối tượng có làn da nhờn, da dầu, da mụn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, nhiều nước, đem rửa sạch rồi vắt lấy phần nước cốt
  • Cho một lượng nước cốt chanh đem bôi lên vùng bị mụn, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng
  • Để yên khoảng 10 – 15 phút cho đến khi khô dần rồi rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông lau ráo nước
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ tuần để đạt được kết quả như mong muốn

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp nước chanh vối nước hoa hồng để đắp lên vùng da mặt với cách thực hiện tương tự như cách trên.

Khi sử dụng chanh để đắp mặt trị mụn tại nhà, bạn nên cận thận khi sử dụng nguyên liệu này. Bởi trong chanh có tính axit rất cao nên rất dễ gây rát da mặt, đặc biệt là những da mặt mỏng. Để hạn chế tình trạng dị ứng chanh, bạn nên pha loãng nước chanh trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi tuần bạn chỉ được sử dụng 1 – 2 lần, không được sử dụng quá nhiều, việc lạm dụng chanh để đắp da mặt có thể khiến da bị bào mòn.

3. Dùng củ nghệ làm mặt nạ trị mụn

Nghệ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm thâm do mụn gây ra và giúp làn da mau liền sẹo

Nghệ được biết đến là loại nguyên liệu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm thâm, giúp làn da mau liền sẹo. Ngoài ra, trong củ nghệ tươi có chứa các thành phần có tính khử trùng cao, giúp tiêu diệt các tác nhân gây mụn và phòng ngừa sự hình thành của nhân mụn. Chính vì thế, củ nghệ tươi đã được ông bà ta sử dụng đã từ lâu đời không chỉ việc làm đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

Cách thực hiện:

  • Đem những củ nghệ tươi (nghệ vàng) rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất rồi đem phơi khô
  • Sau khi nghệ đã khô héo dần, đem tất cả tán thành bột mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh để được sử dụng lâu dài
  • Mỗi lần sử dụng một muỗng cà phê bột nghệ cùng với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Thoa một lượng vừa đủ lên vị trí da bị mụn hoặc toàn bộ da mặt kết hợp với việc massage nhẹ nhàng cho hỗn hợp thấm sâu vào lớp da
  • Giữ yên cho khô dần rồi rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện tình trạng mụn

Ngoài ra, còn khá nhiều cách khác để trị mụn từ nghệ mà bạn có thể tham khảo thêm, như cách thực hiện sau: Dùng một ít hỗn hợp bột nghệ cùng với một ít nước ép lá mùi để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và đắp lên dùng da bị mụn. Mặt khác, nếu muốn phát huy hết công dụng của nghệ trong việc trị mụn, bạn có thể pha một lượng vừa đủ tinh bột nghệ cùng với một ít sữa ấm để uống trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, tình trạng da mụn sẽ được cải thiện rõ rệt sau một tuần sử dụng.

Thanh Lam
Bạn đang đọc bài viết "Tổng hợp 7 cách trị mụn tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có" tại chuyên mục THƯƠNG HIỆU - SẮC ĐẸP. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.vn/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.